Thai nhi quay đầu về phía âm đạo vào những tháng cuối thai kỳ sẽ giúp hành trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn. Cùng nhận biết những dấu hiệu thai nhi quay đầu dưới đây để sẵn sàng cho công cuộc vượt cạn thành công mẹ nhé.

Vào những tuần cuối của thai kỳ, 95% thai nhi sẽ quay đầu xuống, hướng về phía tử cung. Vị trí này được gọi là ngôi thai thuận, tức là tư thế lý tưởng để mẹ có thể dễ sinh thường.

Làm sao để em bé quay đầu xuống? Dấu hiệu thai nhi quay đầu là gì? MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc này nhé.

Thai nhi ở tuần thứ bao nhiêu thì quay đầu?

Nhiều mẹ bầu ở kỳ tam cá nguyệt thứ ba thường thắc mắc bao lâu thì thai nhi quay đầu, thai nhi 32 tuần đã quay đầu chưa? Thời điểm em bé quay đầu sẽ khác nhau và không có khoảng thời gian chính xác tuyệt đối cho mẹ bầu.

Thông thường, các bé sẽ quay đến vị trí ngôi thai thuận vào khoảng tuần thứ 32 – 36 của thai kỳ. Đây được xem là quãng thời gian phổ biến và lý tưởng nhất. Một số ít trường hợp có thời điểm quay đầu sau tuần 37, thậm chí có bé vào vị trí ngôi thai thuận khi mẹ bắt đầu chuyển dạ.

Theo thống kê, có khoảng 20% thai nhi quay đầu xuống sớm hơn hoặc trễ hơn thời điểm lý tưởng.

Vì sao cần phải nhận biết dấu hiệu thai nhi quay đầu?

Khi thai nhi quay đầu vào vị trí ngôi thai thuận, đầu bé sẽ hướng về phía âm đạo, thân trước sẽ úp vào lưng mẹ và cột sống đối diện với bụng mẹ.

Mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu thai nhi quay đầu vì các lý do sau:

  • Nếu thai nhi quay đầu đúng vị trí, đầu bé sẽ là bộ phận đầu tiên xuất hiện khi mẹ sinh thường. Điều này giúp mẹ rút ngắn thời gian chuyển dạ, giảm đau đớn và hạn chế rủi ro trong quá trình sinh nở.
  • Khi em bé quay đầu vào ngôi thai thuận sẽ tạo nên một áp lực lên cổ tử cung mẹ. Áp lực này sẽ kích thích cổ tử cung mở rộng, đồng thời sản sinh ra nhiều nội tiết tố cần thiết cho công cuộc chuyển dạ.
  • Khi thai nhi quay đầu xuống, đầu em bé sẽ chạm đáy xương chậu. Khu vực này đủ rộng để cơ thể em bé đi qua dễ dàng, giúp thời gian sinh của mẹ ngắn và ít đau hơn.

Dấu hiệu thai nhi quay đầu

Mẹ có thể biết được chính xác dấu hiệu thai nhi quay đầu bằng cách đến thăm khám bác sĩ. Tại đây, bác sĩ có thể xác định tình trạng ngôi thai bằng cách sờ nắn bụng hoặc tiến hành các phương pháp như siêu âm, đo nhịp tim thai.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể phát hiện dấu hiệu thai nhi quay đầu mà không cần đến bệnh viện bằng các cách sau:

  • Mẹ ấn nhẹ quanh xương mu, nếu cảm thấy vật gì mềm mềm thì đó là mông con, còn nếu mẹ thấy gì đó cứng cứng thì đó rất có thể là đầu của bé đã quay xuống.
  • Mẹ nhờ ba áp tai vào thành bụng. Nếu nghe được nhịp tim đập phát ra từ bụng dưới thì nhiều khả năng là thai nhi đã quay đầu.
  • Một trong những dấu hiệu thai nhi quay đầu mà mẹ có thể cảm nhận đó là theo dõi những tiếng nấc và các cú đạp của con. Khi thai nhi vào vị trí ngôi thai thuận, mẹ sẽ nghe được tiếng nấc phía bụng dưới và những cú đạp mạnh ở phần trên bụng.

Tuy nhiên, việc xác định dấu hiệu thai nhi quay đầu cũng như vị trí ngôi thai chính xác nhất khi có kết luận của bác sĩ. Các dấu hiệu mẹ tự nhận thấy có tác dụng tham khảo, giúp mẹ theo dõi hàng ngày để lên tinh thần chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới.

Vì sao thai nhi không quay đầu?

Một số nguyên nhân khiến thai nhi không quay đầu như sau

  • Mẹ bị u xơ tử cung.
  • Độ dài dây rốn vượt quá kích thước bình thường.
  • Lượng nước ối quá nhiều hoặc quá ít.
  • Mẹ mang đa thai.
  • Mẹ gặp tình trạng nhau tiền đạo.
  • Tử cung của mẹ bất thường, kích thước và hình dạng không đều.

Nguy cơ nếu không thấy dấu hiệu thai nhi quay đầu

Nếu em bé không quay đầu vào vị trí ngôi thai thuận khi gần đến giai đoạn chuyển dạ, bé có nguy cơ mắc kẹt trong ngả âm đạo. Lúc này, mẹ không thể cung cấp tốt oxy cho bé thông qua dây rốn.

Quá trình chuyển dạ của mẹ sẽ diễn ra lâu hơn, nguy cơ rủi ro và biến chứng cho cả mẹ và em bé. ầu hết các trường hợp thai nhi không quay đầu dẫn đến khó sinh thường sẽ được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Làm sao để em bé quay đầu xuống?

Mẹ đang ở những tuần cuối của thai kỳ nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu thai nhi quay đầu? Mẹ băn khoăn làm sao để em bé quay đầu xuống? Mẹ có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.

Các kiến thức liên quan:

 
 

Không Có Bình Luận

Hãy là người đầu tiên để lại bình luận.

Đăng Bình Luận


 
 

Tin Liên Quan