Bệnh tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ  đã từng mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai và ở các phụ nữ này thì:

  • Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5-10 năm sau khi sinh.
  • 10-50% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Sau khi sinh, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định.
Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là tình trạng tình trạng lượng đường trong máu cao ở một số phụ nữ trong thời gian mang bầu. Bệnh thường phát triển từ tuần thai thứ 24 – 28.

Nếu bạn bị đái tháo đường trong thai kỳ, không đồng nghĩa với bạn đã mắc bệnh từ trước lúc mang thai hoặc sau khi sinh con. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường tuýp 2 trong tương lai.

Bên cạnh đó, nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường ở trẻ, đồng thời gây ra những biến chứng sức khỏe cho cả mẹ lẫn con.

Vì vậy, khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp mẹ bầu đảm bảo sức khỏe cho mẹ và con trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Bình thường, tụy tạng có nhiệm vụ sản xuất ra insulin để điều hòa đường trong máu. Tuy nhiên, trong quá trình mang thai, các hormone của nhau thai tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển, khiến rối loạn việc sản xuất insulin này. Tụy tạng cần phải sản xuất nhiều insulin hơn, có khi gấp 2 lần, do đó xuất hiện hiện tượng “kháng insulin”.

Tuy nhiên, trong trường hợp cơ thể không thể sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì vậy, cần giảm hoặc tăng lượng insulin hoặc làm cả hai động tác đó.

Ai dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ?

  • Phụ nữ ở lứa tuổi trên 30.
  • Phụ nữ dân tộc thiểu số bao gồm thổ dân Úc, dân ở các quần đảo trên Thái Bình Dương, người Châu Á, Philippines, Ấn độ, Trung Quốc, Trung Đông hoặc Việt Nam.
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ cao.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường loại 2.
  • Phụ nữ bị quá cân, béo phì cả trước và khi đang mang thai.
  • Đã từng bị bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Tiền sử sinh con ≥ 4000g.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp glucose bao gồm tiền sử đái tháo đường thai kỳ trước, glucose niệu dương tính.
  • Tiền sử sản khoa bất thường: thai chết lưu không rõ nguyên nhân, sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân, sanh non, thai dị tật.
  • Phụ nữ mắc hoặc có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang.
Người béo phì có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Người béo phì có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ

Thời điểm lý tưởng để xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Để tránh được những hậu quả nguy hiểm mà tiểu đường thai kỳ gây ra, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là điều hết sức cần thiết để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé trong thời kỳ mang thai.

Thời điểm thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ đối với phụ nữ không được chẩn đoán đái tháo đường trước đó.

Phụ nữ có thai kỳ sau sinh từ 4 đến 12 tuần, cần xét nghiệm để chẩn đoán đái tháo đường thật sự bền vững. Các bác sĩ sẽ dùng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống và các tiêu chuẩn chẩn đoán không mang thai phù hợp trên lâm sàng.

Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ nên thực hiện xét nghiệm để phát hiện sự phát triển đái tháo đường hay tiền đái tháo đường ít nhất 3 năm một lần. Phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ, sau đó được phát hiện có tiền đái tháo đường cần được điều trị và có lối sống tích cực để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ

Triệu chứng tiểu đường thai kỳ có thể không rõ ràng và bạn không thể nhận ra cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Vài phụ nữ có những biểu hiện tiểu đường thai kỳ tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

  • Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.
  • Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.
  • Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.
  • Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.
  • Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.

Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến bé như thế nào?

  • Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường.
  • Bé bị tụt canxi sau khi chào đời.
  • Nguy cơ dị tật thai nhi.

Nếu không kiểm soát, lượng đường glucose thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi. Bé của các bà mẹ bị bệnh tiểu đường có thể nặng đến 4kg khi sinh. Đó là lý do khi bé mới sinh mà có cân quá nặng thì bác sĩ phải nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

Để phòng các vấn đề sức khoẻ có thể xảy ra cho bé, các bác sĩ phải theo dõi bệnh tiểu đường và điều trị để kiểm soát lượng đường huyết. Thông thường lượng đường trong máu của mẹ sẽ tăng cao hơn trước khi sinh con.

Con của các bà mẹ bị tiểu đường không bị bệnh tiểu đường. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu. Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm hay không

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm hay không

Những lưu ý quan trọng về tiểu đường thai kỳ

Duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng.

Nếu bạn đã bị tiểu đường thai kỳ trước đó và bạn dự định có thai trong tương lai, hãy chắc chắn rằng việc tiến hành kiểm tra tiểu đường thường xuyên là cần thiết.

Trong trường hợp có thai ngoài ý muốn, hãy nói chuyện với các bác sĩ về tiền sử tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước để nhận được lời khuyên hữu ích nhất.

Tiến hành sàng lọc sớm về căn bệnh này trong giai đoạn đầu và sau đó tiến hành xét nghiệm khác vào khoảng tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ.

Các kiến thức liên quan:

 
 

Không Có Bình Luận

Hãy là người đầu tiên để lại bình luận.

Đăng Bình Luận


 
 

Tin Liên Quan