Trong gia đình, nếu cả vợ và chồng cùng kiếm được số tiền như nhau hằng tháng thì sẽ không có chuyện gì xảy ra. Tuy nhiên, khi một trong hai kiếm tiền nhiều hơn người còn lại thì sẽ phát sinh vấn đề. Điển hình như câu chuyện dưới đây. Mời các bạn cùng cdyhanam.edu.vn tìm hiểu!

Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng khiến gia đình xào xáo

Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng khiến gia đình xào xáo

Lương vợ gấp đôi chồng tạo ra mâu thuẫn cho tổ ấm

Tôi 34 tuổi, vợ 32, cưới nhau được 5 năm và có một bé trai 4 tuổi. Tôi có mẹ là giáo viên về hưu đang sống ở quê. Hai vợ chồng đều xa quê lên thành phố lập nghiệp. Hiện tại, tôi vừa làm vừa học thạc sĩ gần một năm nay, lương giảm chỉ còn 12 triệu. Vợ tôi thu nhập khoảng 22-25 triệu/tháng. Con tôi học trường quốc tế và không phải quá lo lắng về tiền bạc, hiện tại chúng tôi vẫn thuê nhà.

Tôi ít nói, có lúc hơi cục, không cờ bạc, rượu, thuốc lá, gái gú. Đi làm về là tôi phụ giúp việc nhà, chăm con cùng vợ, chuyện chăn gối khá ổn, không ép vợ bao giờ, cô ấy cảm thấy khỏe và sẵn sàng thì tôi mới tiến hành. Tính vợ tôi nóng và thiếu kiềm chế, kể cả với tôi cũng thế. Lúc vợ chồng xích mích gì là cô ấy như nhảy xổ vào mặt tôi và nói những câu quá mức cần thiết. Tôi không vũ phu hay đánh vợ bao giờ. Từ ngày cưới nhau, cô ấy và mẹ tôi cãi nhau 3 lần và lần nào mẹ tôi cũng bỏ về quê. Chuyện xảy ra vào những lúc tôi vắng nhà. Sau lần đầu, tôi có khuyên vợ nên nhẫn nhịn, cư xử đúng mực hơn, lỗi là do cả hai người thiếu kiềm chế, vả lại mẹ tôi không quá đáng bao giờ, tôi cũng không bênh vực ai. Nhưng vẫn không ăn thua. Hơn một năm nay, cô ấy không hề gọi điện hỏi thăm mẹ tôi câu nào, tôi nhắc khéo mấy lần nhưng cô ấy luôn bỏ ngoài tai.

Gần một năm nay tôi đi học, vợ chồng có cãi nhau 2 lần, cô ấy còn lôi cả mẹ tôi ra trách móc, rủa này kia, có lúc còn lên mặt kiểu kiếm nhiều hơn tôi từ ngày tôi đi học. Ngày trước đi làm tôi kiếm nhiều hơn nhưng chưa bao giờ nói hay có ý rằng kiếm nhiều hơn vợ, về vẫn lo việc nhà. Dạo này vợ đi làm thêm ở công ty và hay về trễ lúc 8h tối. Tôi đi học nên có thời gian chăm con nhiều hơn cô ấy. Vợ lên mặt nên tôi nói sẽ kiếm việc làm thêm để đừng có cư xử vậy thì cô ấy không thừa nhận, nói cố làm thêm chờ tôi học xong thì nghỉ. Tôi ức chế vì vợ nói và cư xử với mẹ tôi không ra gì, thiếu tôn trọng chồng, đụng đến lòng tự ái của tôi là không thể nhịn thêm được.

Tôi muốn ly hôn, con thì ai nuôi cũng như nhau và đều phải có trách nhiệm với con. Vợ chưa đồng ý và nói là cho tôi cơ hội, không muốn chia tay vì con cần đủ bố mẹ. Hai vợ chồng tự chủ tài chính nên chăm sóc con thì góp chung thôi. Tôi không bồ bịch gì, còn cô ấy thì tôi không chắc và không tra hỏi, giờ không còn quan trọng nữa. Thật sự tôi rất chán nản và muốn chấm dứt cuộc hôn nhân này, cảm giác vợ không thay đổi được tính nết. Xin quý anh chị độc giả và chuyên gia cho tôi lời khuyên.

Lương vợ gấp đôi chồng tạo ra mâu thuẫn cho tổ ấm

Lương vợ gấp đôi chồng tạo ra mâu thuẫn cho tổ ấm

Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng – Lời khuyên từ GS.TS Vũ Gia Hiền:

Chào bạn,

Không một cuộc cãi cọ, xô xát nào từ một phía, mà là từ những phía có liên quan, ở đó ai cũng tự cho mình là đúng, không ai thừa nhận cái đúng của người khác và cái sai của mình. Để có hạnh phúc, người ta chỉ cần thực hiện một việc nhỏ là nhận cái sai về mình và thừa nhận người kia đúng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự phức tạp và nguy cơ mất hạnh phúc gia đình bạn, vì trong thư tôi không tìm được điểm gì chung giữa hai vợ chồng bạn ngoài đứa con. Rất tiếc bạn không cho biết gia đình vợ thế nào, vì thế phán đoán tâm lý cô ấy là rất khó. Bạn cũng không cho biết cô ấy làm nghề gì, chỉ có một dòng “Tính vợ tôi nóng và thiếu sự kiềm chế, ….”. Hiện tượng tâm lý này nếu không do tính cách, thì là có vấn đề về quan hệ hoặc tâm lý. Người ta khi dồn nén tâm lý lâu ngày, không bộc lộ ra được thì ức chế lên cao, trở thành stress nặng, giống như đun nồi áp suất lửa to mà van giảm áp thường xuyên bị kẹt vậy. Vợ bạn đang trong giai đoạn kẹt cái van an toàn tâm lý đầu tiên, cái van thứ hai còn tốt nên lúc có áp lực mạnh mới phun ra.

Bạn nói: “Tôi ít nói, có lúc hơi cục, nhưng không cờ bạc …”. Nếu nhìn vào bản thành tích này thì bạn tuyệt vời, nhưng tại sao vợ bạn lại kỳ cục thế? Có khi nào bạn hỏi vợ cần gì; hoặc cô ấy có cần sự tuyệt vời của bạn theo bản thành tích này không?

Bạn có 3 điểm cần lưu ý. Một là, ít nói. Ít nói ở đây là không nói; nhịn không nói; hay nói vài câu nhưng toàn như gai đâm? Bạn cần xem lại chỗ này. Người chồng ít nói do tính cách thì không sao, nhưng ít nói mà lại nói như đẩy vợ vào ngõ cụt thì rất nguy hiểm. Vì khi người vợ bị ức chế, mình phải nói để vợ giãi bày, lúc đó sẽ giúp cô ấy hoạt động cái van an toàn thứ nhất. Ít nói mà tích tiểu thành đại để nói một lần thì cái van an toàn thứ hai hoạt động nên nó xì ra, tức là “nhảy xổ vào mặt tôi”. Bạn cần xem lại điều thứ nhất này để sửa mình hoặc giúp vợ chữa bệnh.

Hai là, có lúc hơi cục. Điều này mà gặp người vợ có lúc lãng mạn thì nhất định đối lập và sẽ gây ra xung đột. Điều mà phụ nữ nói chưa hẳn đã là điều họ muốn và ngược lại. Cục tính là nguyên nhân dễ đẩy vợ bạn vào trạng thái tâm lý ức chế khủng khiếp.

Ba là, “đi làm về là tôi phụ giúp việc nhà”. Việc chăm chỉ này là tốt nhưng không hay. Nếu một người giúp việc có đức tính này thì tốt, nhưng người chồng mà thế thì vô tình chiếm mất vị trí “giải phóng stress” của vợ. Bạn cần biết có những phụ nữ rất chăm làm việc nhà nhưng cùng với sự chăm chỉ là việc hỏi tội, kể tội chồng. Đây là hiện tượng tốt. Chăm chỉ giúp giải phóng cơ bắp làm cho năng lượng cơ được giải phóng nên nó không đẩy vào vùng đồi của vỏ não. Nói giúp giải phóng cơ quan thính giác và giải phóng thần kinh nên nó không áp lực lên hai vùng não tương ứng, và thế là sau khi mệt và tức xong, mọi việc lại yên ổn cả.

Bạn cần xem kỹ 3 điều này xem có phải thế không. Nếu không thì vợ bạn có trạng thái tâm thần nhẹ.

Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng - Lời khuyên từ GS.TS Vũ Gia Hiền: 

Vợ kiếm nhiều tiền hơn chồng – Lời khuyên từ GS.TS Vũ Gia Hiền:

Còn việc “gần một năm nay tôi đi học thì vợ chồng có cãi nhau 2 lần, cô ấy còn lôi cả mẹ tôi ra trách móc, rủa này kia” là một hiện tượng cộng hưởng ức chế. Bạn không giúp vợ giải phóng ức chế. Thêm mẹ bạn luôn dạy con dâu và khen con trai. Tức là “hai đánh một không chột cũng què”. Mà với người nóng, thiếu kiềm chế thì sự bùng nổ cũng chỉ là tâm lý tự vệ thuần túy chứ không phải nhân cách. Việc vợ bạn không hề gọi điện hỏi thăm mẹ bạn câu nào có thể là sự mâu thuẫn còn nặng trong cô ấy mà bạn không tìm cách hóa giải. Việc bạn không thể nhịn được nữa, muốn ly hôn là sự ức chế của người cha “vĩ đại”, trong khi vợ bạn chưa đồng ý và nói cho bạn cơ hội, cũng là người mẹ “quả cảm”. Các bạn đừng vĩ đại, đừng quả cảm thì gia đình hạnh phúc và con cái các bạn được hưởng.

Hãy bình tĩnh và cùng nhau ngồi lại để nói rõ mọi chuyện với nhau để không phải đưa ra quyết định đáng tiếc về sau nhé!

Xem thêm:

Theo vnexpress.net

 
 

Không Có Bình Luận

Hãy là người đầu tiên để lại bình luận.

Đăng Bình Luận


 
 

Tin Liên Quan