Để ngừa thai, phụ nữ có rất nhiều sự lựa chọn. Trong số đó, thuốc tiêm tránh thai  là sự lựa chọn phổ biến nhất bởi nó vừa thuận tiện vừa đơn giản. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu về thuốc tiêm tránh thai  chưa? Nếu chưa, hãy  theo dõi những chia sẻ của cdyhanam dưới đây để hiểu thêm về phương pháp ngừa thai này nhé.

1. Tránh thai bằng thuốc tiêm

Lưu ý khi tránh thai bằng phương pháp tiêm thuốc

Ngừa thai bằng phương pháp tiêm thuốc

Thuốc tiêm tránh thai cũng hoạt động  tương tự với viên uống tránh thai. Nó ngăn sự rụng trứng và tăng chất nhầy ở lối vào cổ tử cung

Tỷ lệ an toàn sẽ giảm còn 94% đối với các bạn nữ không dùng thuốc chính xác như hướng dẫn – thường được gọi là sử dụng thuốc không đúng cách . Tiêm thuốc mỗi 12 tuần là vô cùng quan trọng để đảm bảo tác dụng ngừa thai.

Cũng giống như viên uống tránh thai, thuốc tiêm tránh thai không thể bảo vệ bạn trước các bệnh lây qua đường tình dục.

Sau mũi tiêm cuối cùng, khả năng sinh sản và mang thai của bạn sẽ chưa quay lại trong 10 tháng tiếp theo. Nếu bạn chỉ cần một biện pháp tránh thai tạm thời và mong có thai sớm, thuốc tiêm tránh thai có lẽ không phù hợp với bạn.

2. Tác dụng phụ của viên uống và thuốc tiêm ngừa thai

Cả viên uống và thuốc tiêm ngừa thai đều an toàn cho phụ nữ. Cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác, những biện pháp tránh thai này sẽ có tác dụng lên cơ thể người dùng. Cả viên uống và thuốc tiêm tránh thai đều đưa một lượng hóc môn cao hơn vào cơ thể. Bất kỳ lúc nào nội tiết cơ thể bị can thiệp, người dùng đều có nguy cơ bị các tác dụng phụ liên quan.

Tác dụng phụ khi sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai và những điều cần tránh

Tác dụng phụ khi sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai và những lưu ý

Đối với thuốc uống, các tác dụng phụ bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo, hoặc chảy máu trong lúc đang uống viên thuốc chứa hóc môn
  • Đau tức ngực
  • Ngực nhạy cảm
  • Ngực căng
  • Buồn nôn, nôn.
Hầu hết các tác dụng phụ này sẽ tự đỡ trong vòng 2 đến 3 tháng từ lúc bắt đầu dùng thuốc.

Đối với thuốc tiêm, các tác dụng phụ bao gồm:

  • Mụn trứng cá
  • Nhức đầu
  • Lo lắng
  • Chóng mặt và buồn nôn
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Tăng cân
  • Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi
  • Giảm mật độ xương
  • Mềm vú
  • Ra máu đột ngột hoặc xuất hiện đốm máu giữa chu kỳ kinh
  • Cảm giác thèm ăn thay đổi
  • Tóc phát triển quá nhanh hoặc rụng tóc.

3. Lưu ý cân nhắc trước khi sử dụng

Mặc dù viên uống và thuốc tiêm tránh thai đều rất an toàn cho hầu hết phụ nữ, có một số trường hợp bác sĩ không chỉ định vì an toàn của bệnh nhân.

Bạn không nên uống viên tránh thai nếu:

  • Bị rối loạn đông máu di truyền hoặc tiền sử huyết khối
  • Bị đau đầu migraine có thoáng báo (Aura)
  • Có bệnh sử nhồi máu cơ tim hoặc vấn đề nghiêm trọng về tim
  • Hút thuốc hoặc hơn 35 tuổi
  • Bị chẩn đoán bệnh Lupus
  • Bị tiểu đường không điều trị hoặc bị tiểu đường hơn 20 năm.

Bạn không nên sử dụng thuốc tiêm tránh thai nếu:

  • Bị ung thư vú
  • Đang uống aminoglutethimide để điều trị hội chứng Cushing
  • Bệnh gan
  • Thuyên tắc mạch
  • Ra máu âm đạo bất thường chưa chẩn đoán được nguyên nhân.

Những phụ nữ bị loãng xương cũng nên cân nhắc khi sử dụng phương pháp này vì nó làm giảm mật độ xương. Đối với tuổi teen, phương pháp này cũng không phù hợp.

Bạn cần cân nhắc trước khi tiêm thuốc tránh thai, tốt nhấ bạn nên thăm khám với chuyên gia. Với sự hỗ trợ chuyên môn, bạn có thể cân nhắc các lựa chọn và loại trừ các biện pháp không phù hợp. Sau đó, bạn có thể tìm đúng mục tiêu và chọn được biện pháp phù hợp nhất. Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi.

 
 

Không Có Bình Luận

Hãy là người đầu tiên để lại bình luận.

Đăng Bình Luận


 
 

Tin Liên Quan