Viêm phổi là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ảnh hưởng đến phổi. Phổi được tạo thành từ các túi nhỏ gọi là phế nang, chứa đầy không khí khi một người khỏe mạnh thở. Khi một người bị viêm phổi, các phế nang chứa đầy mủ và chất lỏng, khiến việc thở trở nên đau đớn và hạn chế lượng oxy cung cấp.

1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ tái

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng.

1.1. Viêm phổi do vi khuẩn

  • Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây viêm phổi ở trẻ, vi khuẩn hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (phế cầu) chiếm khoảng 30 – 35% số trường hợp, tiếp đến là Haemophilus influenzae (chiếm khoảng 10 – 30%), ngoài ra còn có một số tác nhân gây bệnh khác như Straphylococcus aureus, Streptococcus pyogens…
  • Ở trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi còn có thể gặp các vi khuẩn gram âm đường ruột như: E.coli, Klebsiella pneumoniae
  • Ở trẻ từ 5 – 15 tuổi, bệnh còn có thể gây ra bởi các vi khuẩn không điển hình như: Mycoplasma pneumoniae, Clamydia pneumoniae, Legionella pneumoniae…

1.2. Viêm phổi do virus

Các virus thường gặp gây viêm phổi ở trẻ em là virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm A, B;  á cúm adenovirus. Nhiễm virus đường hô hấp còn có thể gây ra viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn.

1.3. Viêm phổi do kí sinh trùng và nấm

Có thể gặp viêm phổi do Candida, Toxoplasma…

Trong điều trị viêm phổi ở trẻ em, WHO khuyến cáo nên dùng kháng sinh để điều trị tất cả các trường hợp trẻ viêm phổi. Bởi về nguyên tắc, đối với các viêm phổi do vi khuẩn gây ra bắt buộc phải dùng kháng sinh để điều trị, nếu do virus thì dùng kháng sinh sẽ không có tác dụng. Song trên thực tế, rất khó để phân biệt viêm phổi do vi khuẩn hay do virus hoặc có sự kết hợp cả virus và vi khuẩn gây bệnh.

2. Các nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần

Ngày nay có rất nhiều tác nhân làm trẻ tái phát nhiều lần bệnh viêm phổi như:

2.1. Các yếu tố về tự nhiên, môi trường và xã hội

  • Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột khiến bệnh viêm phổi của trẻ tái phát
  • Nguồn nước, nguồn không khí ngày càng nhiều ô nhiễm và nhiều khói bụi.
  • Môi trường sống đông đúc, kém vệ sinh
  • Tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá từ những người xung quanh (hút thuốc thụ động)

2.2. Các yếu tố thuộc về cách thức chăm sóc trẻ

Những sai sót trong quá trình chăm sóc trẻ cũng là tác nhân khiến bệnh viêm phổi ở trẻ tái phát như: 

  • khi trẻ ra mồ hôi nhiều không thay quần áo ngay khiến trẻ bị “mồ hôi ngấm ngược”
  • sử dụng thiết bị làm mát sai cách
  • cho trẻ ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm muộn
  • Trẻ sinh thiếu tháng
  • trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, thiếu kẽm
  • các trẻ không được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, không được chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt
  • các trẻ có dị tật bẩm sinh đường hô hấp, trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và bệnh dễ tái lại nhiều lần hơn.

Như vậy, trẻ em không phải là “người lớn thu nhỏ” như quan niệm của nhiều người. Các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể của trẻ đều còn rất non yếu và chưa hoàn thiện, do đó trẻ dễ bị các tác động làm khởi phát viêm phổi và khiến cho bệnh dễ tái đi tái lại nhiều lần.

2.3. Tình trạng kháng kháng sinh 

Bên cạnh đó, tình trạng lạm dụng kháng sinh vài năm trở lại đây đã làm cho tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đáng báo động. Sử dụng tràn lan, không hợp lí các kháng sinh gây ảnh hưởng không nhỏ tới người bệnh đặc biệt với trẻ nhỏ.

Mặt khác, thói quen tự ý mua thuốc tại các nhà thuốc ngoài cộng đồng của cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân của việc điều trị không triệt để bệnh viêm phổi làm cho bệnh tái phát nhiều lần ở trẻ và làm tình trạng kháng kháng sinh ngày một trầm trọng hơn.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo không có tác dụng thay thế việc chuẩn đoán của bác sĩ!

Tham khảo thêm một số thuốc hỗ trợ điều trị viêm phổi: 

Thuốc Augmentin 1g

Thuốc Zinnat 500mg

 
 

Không Có Bình Luận

Hãy là người đầu tiên để lại bình luận.

Đăng Bình Luận


 
 

Tin Liên Quan